Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 14/04/2010

 

THÔNG TƯ

Quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa

___________________________

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

 

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào);

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1486/TTg-KTN ngày 09/9/2008 về điều chỉnh mức hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa và công văn số 291/TTg-KTN ngày 11/02/2010 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen hại lúa cho các đối tượng:

a) Các hộ nông dân có diện tích lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa phải phun thuốc bảo vệ thực vật, phải tiêu huỷ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Các lực lượng tham gia phòng, trừ dập dịch và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

2. Thời gian ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa cho các đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 1 Thông tư này được thực hiện kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 2. Nội dung và mức chi:

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa theo quy định tại Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 1486/TTg-KTN ngày 9/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa, bao gồm:

a) Kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật do ngân sách nhà nước đảm bảo hoặc xuất Quỹ Dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho các hộ nông dân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích lúa cần phun thuốc bảo vệ thực vật, phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật tại địa phương và các đơn vị liên quan làm căn cứ mua thuốc hoặc đề nghị hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật từ nguồn dự trữ quốc gia.

b) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng, trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh với mức tối đa 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức chi cụ thể cho các đối tượng tham gia phòng, trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh ở địa phương cho phù hợp.

c) Chi tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch theo chế độ quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính.

d) Chi tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng, trừ dập dịch: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và các chế độ, định mức chi hiện hành của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định về đối tượng, mức chi cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Chi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa phải tiêu huỷ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mức 4 triệu đồng/ha lúa bị tiêu huỷ.

Diện tích lúa bị tiêu huỷ phải có xác nhận của chính quyền cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật tại địa phương và các đơn vị liên quan làm căn cứ thanh toán hỗ trợ. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể trách nhiệm của các đối tượng tham gia thực hiện tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

3. Hỗ trợ 12 kg gạo/người/tháng để cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa gây ra; thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối tượng và thời gian hỗ trợ cụ thể cho các hộ nông dân.

Điều 3. Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa:

1. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để hỗ trợ 100% kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật để phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa bị tiêu huỷ quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

2. Ngân sách địa phương đảm bảo:

a) Kinh phí tổ chức chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền, tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch, giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh, bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng trừ dịch bệnh theo quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

b) Kinh phí mua gạo để cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa gây ra quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp ngân sách địa phương có khó khăn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất gạo từ Dự trữ Quốc gia để hỗ trợ các địa phương cứu đói cho các hộ nông dân.

3. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư này.

Điều 4. Lập, chấp hành, quyết toán kinh phí:

Việc lập dự toán, quyết định, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Điều 5. Chế độ báo cáo:

Định kỳ hàng tháng và kết thúc đợt dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp tình hình, kết quả phòng, trừ dập dịch; số kinh phí đã chi đảm bảo cho công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa (chi tiết theo nguồn, mức chi, nội dung chi cụ thể theo mẫu đính kèm), báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Điều 6. Tổ chức thực hiện:

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh lùn sọc đen hại lúa và có phương án tài chính để thực hiện. Đồng thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời kinh phí phục vụ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa theo quy định tại Thông tư này.

b) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp dưới xác định số hộ nông dân bị thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa phải cứu đói, số tháng cứu đói và số lượng gạo cứu đói báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định.

c) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới, nhất là Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước; số lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên địa bàn xã; mức hỗ trợ đối với các hộ nông dân có diện tích lúa phải tiêu huỷ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại xã, tại thôn, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, tại thôn theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.

2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các chế độ hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

Bãi bỏ Thông tư số 108/2006/TT- BTC ngày 21/11/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 14/04/2010
Quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa
Số kí hiệu 53/2010/TT-BTC Ngày ban hành 14/04/2010
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 14/04/2010
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

14/04/2010

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 53/2010/TT-BTC

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
14/04/2010 Văn bản được ban hành 53/2010/TT-BTC
14/04/2010 Văn bản có hiệu lực 53/2010/TT-BTC
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh