Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 13/11/1990

 

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - BƯU ĐIỆN

Thành lập lực lượng thanh tra giao thông vận tải

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 151/HĐBT ngày 12 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện;

Căn cứ Quyết định liên Bộ số: 176-QĐLB-GTVT-NV ngày 9 tháng 12 năm 1989 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ ban hành điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ;

Để tăng cường chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành và kiện toàn tổ chức thanh tra, kiểm tra, bảo vệ các công trình giao thông vận tải và giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng, trợ lý pháp luật của Bộ;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay cho phép các Liên hiệp quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công trình nếu phụ trách công tác đô thị) được thành lập lực lượng "Thanh tra Giao thông vận tải" (hoặc "Thanh tra giao thông công chính"). Biên chế của lực lượng này do Liên hiệp và Sở quyết định cho phù hợp với yêu cầu quản lý của mình.

Điều 2. Lực lượng "Thanh tra Giao thông vận tải" hoặc "Thanh tra giao thông công chính" có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, các đơn vị và nhân dân chấp hành các luật lệ, qui định thuộc chuyên ngành về bảo vệ các công trình và trật tự an toàn giao thông vận tải (kể cả đô thị nếu phụ trách) do Nhà nước, Bộ và UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ban hành.

2. Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường, hợp tác xã và nhân dân trong việc sử dụng, bảo vệ các công trình giao thông vận tải và đô thị (nếu phụ trách) như:

a) Cầu cống các loại, lòng đường, vỉa hè, cây xanh, cọc tiêu biển báo: hành lang bảo vệ cầu đường bến phà, bến xe, bến phà, cầu phao... và các công trình phụ trợ khác của đường bộ, đô thị.

b) Luồng lách, các công trình trên sông, phao tiêu tín hiệu, bến tàu... và các công trình phụ trợ khác thuộc đường sông do địa phương phụ trách.

c) Các phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá công cộng (ô tô, tàu thuỷ) và xe xích, xe quá khổ giới hạn cho phép xe quá tải trọng thiết kế của cầu đường lưu thông trên đường giao thông công cộng không có giấy phép hoạt động của cơ quan giao thông vận tải có thẩm quyền cấp.

d) Lệ phí giao thông của những phương tiện phải nộp.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như trên, lực lượng "Thanh tra giao thông vận tải" căn cứ nhiệm vụ thường xuyên (nắm tình trạng cầu đường, cọc tiêu biển báo, phao tiêu tín hiệu, luồng lạch, các công trình trên sông (do địa phương quản lý)... phát hiện những hư hỏng hoặc những vị trí thiếu an toàn, hay gây ách tắc giao thông, những tai nạn giao thông có liên quan đến các công trình giao thông... để kiến nghị cấp trên có thẩm quyền có biện pháp sửa chữa, bổ sung kịp thời (hoặc phối hợp với các ngành có liên quan giải quyết) để đảm bảo an toàn cho các phương tiện, người qua lại.

3. Được quyền xử lý những vi phạm đến công trình giao thông vận tải đường bộ, đường sông (do địa phương quản lý) và các phương tiện vận tải (như mục 2c) kể trên với các biện pháp:

a) Phạt tiền theo qui định luật lệ hiện hành của Nhà nước và của UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW.

b) Lập biên bản, đình chỉ, buộc bồi thường những việc làm đã gây tổn hại đến các công trình giao thông vận tải đường bộ, đường sông (do địa phương quản lý) như: đào, xẻ đường, lấy cắp đất đá, cọc tiêu biển báo phao tiêu tín hiệu, làm hư hỏng cầu cống đường sá, cọc tiêu biển báo hoặc các công trình phụ trợ khác, lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ cầu đường bến phà, đỗ đậu tàu xe không đúng nơi qui định gây ách tắc cản trở giao thông..., các loại phương tiện vận tải hành khách hàng hoá công cộng, xe xích xe quá khổ quá tải lưu thông trên đường giao thông công cộng không có giấy phép hoặc không chấp hành các biển báo hiệu giao thông đường bộ đường sông hiện hành và các phương tiện phải nộp lệ phí giao thông mà không nộp.

c) Thực hiện những nhiệm vụ khẩn cấp để ngăn ngừa, tai nạn có thể xảy ra. Lập biên bản về việc tạm giữ các giấy tờ của những phương tiện cố tình không chấp hành luật lệ giao thông gây hậu quả nghiêm trọng đến các công trình giao thông hoặc các vụ việc lớn, có tổ chức làm mất an toàn giao thông... cần thiết báo cáo với cấp trên đề nghị truy tố trước pháp luật.

Điều 3. Các Liên hiệp và Sở Giao thông vận tải tổ chức trang bị đồng phục cho lực lượng "Thanh tra Giao thông vận tải" việc trang bị đồng phục do Liên hiệp và Sở quyết định.

1. Để thống nhất trang bị đồng phục cho lực lượng "Thanh tra Giao thông vận tải" hoặc "Thanh tra giao thông công chính" trong toàn quốc, Bộ tạm thời qui định màu sắc và kiểu như sau:

a) Mũ kêpi: Đỉnh mũ màu xi măng xanh có viền nẹp vàng, đai mũ màu xanh da trời, giữa đỉnh và đai mũ có nẹp màu xanh tím, lưỡi trai và quai màu đen, giữa đai mũ và lưỡi trai (phía trước) có viên nẹp vàng (sợi kim tuyến vàng cuốn thùng).

b) Quần áo: Kiểu áo budong cộc tay, có 2 túi nổi ở ngực, 2 cầu vai và viền nẹp màu xanh tím ở gần mép vòng 2 tay áo.

- Bộ mùa đông: kiểu đại cán nhưng bẻ cổ để dùng cravat, túi áo nổi, 2 cầu vai có viền nẹp màu xanh tím ở manchette và ve áo.

- Quần dùng chung cho cả mùa hè và mùa đông, túi chéo có viền 1 nẹp màu xanh tím dọc theo 2 bên sống quần.

c) Cravate: màu xanh da trời.

d) Giầy: da màu đen.

e) Dây lưng và dây đeo: da màu trắng (dùng mùa đông).

2. Phù hiệu đeo ngực: băng kim loại trắng (kích thước 75mm x 35mm).

- Phía trên là các chữ: "THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI" hoặc "THANH TRA GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH" màu đỏ trên nền trắng.

- Phía dưới:

+ Nửa bên phải là: tên địa phương (Hà Nội, Thái Bình, Thuận Hải...) chữ đỏ trên nền trắng.

+ Nửa bên trái là: Số hiệu của cán bộ đeo biển (chữ màu vàng trên nền đỏ) gồm 4 số (thí dụ 0105, 0311...).

- Số hàng trăm (thí dụ 1, 3...) là tổ hoặc đội.

- Số hàng chục hay đơn vị (thí dụ 05, 11...) là số biển người đeo phù hiệu.

Phù hiệu đeo ở ve áo là phù hiệu ngành thu nhỏ trên nền dạ xanh tím than (hình chữ nhật lệch).

3. Phù hiệu ngành: đeo ở trên mũ kêpi sẽ có văn bản riêng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

Điều 4. Những cán bộ, nhân viên được tuyển chọn làm nhiệm vụ Thanh tra Giao thông vận tải hoặc Thanh tra Giao thông công chính phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, cấm gây phiền hà sách nhiễu thiếu văn minh lịch sự trong khi giao tiếp, phải am hiểu các luật lệ của Nhà nước, của Bộ, liên Bộ, của UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương đối với ngành Giao thông vận tải. Nếu trong khi thừa hành nhiệm vụ không làm đúng pháp luật đã quy định, chức năng nhiệm vụ của mình hoặc gây phiền hà đối với người vi phạm sẽ tuỳ theo lỗi nặng nhẹ bị xử lý theo kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.

1. Lực lượng "Thanh tra Giao thông vận tải" hoặc "Thanh tra Giao thông công chính" khi đi làm nhiệm vụ có thể phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông trật tự, quân cảnh - phải ăn mặc đồng phục có đầy đủ phù hiệu (như ở điều 3 kể trên), có giấy uỷ nhiệm kiểm tra an toàn giao thông vận tải do cấp có thẩm quyền của ngành Giao thông vận tải cấp (Bộ, Liên hiệp hoặc Sở Giao thông vận tải). Khi xử phạt phải nói rõ nội dung xử lý cho người vi phạm biết: phải ghi xuất biên lai (theo quy định) đầy đủ, rõ ràng và giữ gìn cẩn thận những giấy tờ tạm giữ (có giấy biên nhận cụ thể) của người vi phạm, chịu mọi trách nhiệm khi để thất lạc giấy tờ và cần giải quyết vụ việc vi phạm nhanh chóng.

2. Các Liên hiệp, Bộ Giao thông vận tải tổ chức may, xây dựng qui chế sử dụng cấp phát, bảo quản trang bị đồng phục cho lực lượng "Thanh tra Giao thông" hoặc "Thanh tra Giao thông công chính" và hàng năm tổng kết rút kinh nghiệm báo cáo về Bộ.

Điều 5. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng trợ lý pháp luật, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và lao động, Vụ trưởng Vụ Giao thông, Tổng giám đốc các Liên hiệp xí nghiệp quản lý giao thông đường bộ và Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 13/11/1990
Thành lập lượng lực thanh tra giao thông vận tải
Số kí hiệu 2079-PC Ngày ban hành 13/11/1990
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 13/11/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Thanh tra Giao thông vận tải Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Giao thông vận tải Bộ Trưởng Bùi Danh Lưu
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

13/11/1990

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 2079-PC

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
13/11/1990 Văn bản được ban hành 2079-PC
13/11/1990 Văn bản có hiệu lực 2079-PC
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh