Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 05/04/2002

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999;

Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996,

Theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng;

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định việc tuyển chọn, đào tạo, đăng ký, quản lý, huấn luyện, sắp xếp bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm, chuyển hạng, giải ngạch sĩ quan dự bị; gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, chế độ, chính sách, khen thưởng, xử lý vi phạm, kinh phí bảo đảm cho công tác sĩ quan dự bị.

Điều 2.

1. Sĩ quan dự bị là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam phục vụ ở ngạch dự bị, gồm sĩ quan dự bị hạng 1, sĩ quan dự bị hạng 2 theo hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 (sau đây gọi là Luật Sĩ quan năm 1999).

2. Sĩ quan dự bị được đăng ký, quản lý, huấn luyện, sắp xếp trong đơn vị dự bị động viên, sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ, tăng cường cho lực lượng thường trực khi có nhu cầu.

Điều 3.

1. Đội ngũ sĩ quan dự bị được xây dựng vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức; có số lượng và cơ cấu hợp lý; có trình độ, năng lực chỉ huy, quản lý, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Việc xây dựng và huy động đội ngũ sĩ quan dự bị phải bảo đảm đủ chỉ tiêu, đúng đối tượng tiêu chuẩn, đúng thời gian, bảo đảm bí mật an toàn theo quy đinh của pháp luật.

Điều 4. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ quan, tổ chức), các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thực hiện những quy định về sĩ quan dự bị trong Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

CHƯƠNG II

TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 5.

1. Những đối tượng sau đây thuộc diện tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị:

a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1;

b) Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.

2. Những người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 6.

1. Căn cứ nhu cầu xây dựng đội ngũ sĩ quan dự bị, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ tuyển chọn công dân đi đào tạo sĩ quan dự bị hàng năm cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tính).

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng cụ thể từng loại sĩ quan dự bị cần đào tạo ở các Bộ, tỉnh.

Điều 7. Việc đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện tại các trường trong quân đội. Thời gian đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng đến 6 tháng. Căn cứ vào đối tượng, yêu cầu đào tạo đối với từng loại sĩ quan dự bị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về thời gian, nội dung, chương trình đào tạo.

Điều 8.

1. Bộ Quốc phòng hướng dẫn các Bộ, tỉnh việc tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn đi đào tạo sĩ quan dự bị.

2. y ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc y ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) tổ chức tuyển chọn người đi đào tạo sĩ quan dự bị theo đúng chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn và lập hồ sơ để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị.

3. Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về gọi đào tạo sĩ quan dự bị, việc gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện như sau:

a) Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với hạ sĩ quan dự bị hạng 1, cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên cư trú tại địa phương;

b) Hiệu trưởng các trường đại học triển khai thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi từng sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị;

c) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ.

Điều 9.

1. Những người được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm thực hiện các quy định về tuyển chọn và chấp hành lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị.

2. Các cơ quan, tổ chức có người được gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, bố trí thời gian, bảo đảm quyền lợi cho người đi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ, HUẤN LUYỆN, CHUYỂN HẠNG,

GIẢI NGẠCH SĨ QUAN DỰ BỊ

MỤC 1. ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 10. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị:

1. Sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển sang ngạch dự bị;

2. Cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, được phong quân hàm sĩ quan dự bị;

3. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1, đã qua đào tạo sĩ quan dự bị, được phong quân hàm sĩ quan dự bị;

4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên đã qua đào tạo sĩ quan dự bị, được phong quân hàm sĩ quan dự bị.

Điều 11

1. Những đối tượng quy định tại Điều 10 Nghị định này phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị.

2. Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chưa được đăng ký sĩ quan dự bị, nếu:

a) Bị tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

d) Ra nước ngoài trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

3. Khi không còn thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều này, việc đăng ký sĩ quan dự bi được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Điều 12. Việc đăng ký sĩ quan dự bi được thực hiện như sau:

1. Sĩ quan dự bi không phải là cán bộ, công chức nhà nước đăng ký tại Ban Chỉ huy quân sự xã phường, từ trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị đăng ký hộ khẩu thường trú (sau đây gọi là nơi thường trú);

2. Sĩ quan dự bị là cán bộ, công chức nhà nước đăng ký tại cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc cơ quan quân sự cấp huyện sở tại.

Điều 13.

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ chuyển sang ngạch dự bị hoặc từ khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị về đến nơi thường trú hoặc nơi công tác, sĩ quan dự bị phải mang giấy giới thiệu và thẻ sĩ quan dự bị đến cơ quan quân sự cấp huyện để đăng ký lần đầu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

2. Cơ quan quân sự cấp huyện làm thủ tục đăng ký và cấp giấy giới thiệu sĩ quan dự bi về Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác để đăng ký quản lý.

Điều 14.

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi sĩ quan dự bị có sự thay đổi các yếu tố đã đăng ký về bản thân và gia đình phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác để đăng ký bổ sung.

2. Hàng tháng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị, tổng hợp đăng ký bổ sung báo cáo cơ quan quân sự cấp huyện sở tại

Điều 15.

1. Sĩ quan dự bị trước khi di chuyển nơi thường trú hoặc nơi công tác từ huyện này sang huyện khác phải đến cơ quan quân sự cấp huyện sở tại để làm thủ tục giới thiệu về cơ quan quân sự nơi sẽ đến thường trú hoặc công tác mới.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đến nơi thường trú hoặc công tác mới, sĩ quan dự bị phải đến cơ quan quân sự cấp huyện nơi đến để đăng ký theo quy đinh tại Điều 12 Nghị định này.

Điều 16.

1. Sĩ quan dự bị khi vắng mặt tại nơi thường trú hoặc nơi công tác:

a) Vắng mặt từ 30 ngày trở lên sĩ quan dự bị phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi công tác. Hàng tháng, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị phải báo cáo với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại về số sĩ quan dự bị đang vắng mặt;

b) Sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên vắng mặt từ 3 tháng trở lên, cơ quan quân sự cấp huyện phải thông báo cho đơn vị thường trực trực tiếp nhận sĩ quan dự bị biết;

c) Khi có lệnh tổng động viên, sĩ quan dự bị phải trở về ngay nơi thường trú hoặc nơi công tác để sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

2. Sĩ quan dự bị được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài hoặc ra nước ngoài vì việc riêng:

a) Thời hạn từ 1 năm trở lên thì chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày sĩ quan dự bị ra nước ngoài, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác cử đại diện đến cơ quan quân sự cấp huyện để đăng ký vắng mặt dài hạn và nộp lại thẻ sĩ quan dự bị. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ở nước ngoài về đến nơi thường trú hoặc nơi công tác, sĩ quan dự bi đến cơ quan quân sự cấp huyện để đăng ký lại theo quy định tại Điều 12 Nghị đinh này,

b) Thời hạn dưới 1 năm thì sĩ quan dự bị gửi lại thẻ sĩ quan dự bị tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi công tác. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày người đó ra nước ngoài hoặc ở nước ngoài về.

Điều 17.

1. Sĩ quan dự bị thuộc diện được miễn gọi phục vụ tại ngũ trong thời chiến, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày sĩ quan dự bị nhận quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc diện đó, cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quân sự cấp huyện sở tại biết để đăng ký vào diện miễn gọi phục vụ tại ngũ trong thời chiến.

2. Sĩ quan dự bị không còn giữ những chức vụ, nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thôi giữ chức vụ thuộc diện đó, cơ quan, tổ chức nơi công tác của sĩ quan dự bị phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quân sự cấp huyện sở tại biết để đăng ký lại.

Điều 18.

1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị trong phạm vi cả nước.

2. y ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị ở địa phương.

3. Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đơn vi thuộc quyền và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.

4. Cơ quan quân sự cấp huyện Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị; có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.

5. Các cơ quan, tổ chức chỉ tiếp nhận, bố trí xếp việc làm và giải quyết các quyền lợi cho sĩ quan dự bị khi cơ quan quân sự cấp huyện giới thiệu sĩ quan dự bị đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký và tạo mọi điều kiện để sĩ quan dự bị thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký sĩ quan dự bị.

6. Các đơn vị thường trực, cơ sở đào tạo của quân đội phải làm đầy đủ thủ tục giới thiệu sĩ quan dự bị về đăng ký tại cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc công tác.

7. Các đơn vị thường trực của quân đội nhận sĩ quan dự bị phải thường xuyên phối hợp với cơ quan quân sự địa phương các cấp trong việc phúc tra, đăng ký, quản lý sĩ quan dự bi đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị mình.

Điều 19.

1. Hồ sơ, mẫu biểu đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

2. Thẻ sĩ quan dự bị do Bộ Quốc phòng ban hành, người chỉ huy đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng ký và cấp thẻ; trường hợp mất thẻ sĩ quan dự bị phải báo ngay cho cơ quan quân sự cấp huyện biết, việc cấp lại thẻ do cấp có thẩm quyền xem xét cụ thể.

3. Khi sĩ quan dự bị vi phạm pháp luật đến mức phải khởi tố, cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác tạm thời thu hồi thẻ sĩ quan dự bị; nếu phải thi hành án phạt tù thì đề nghị cấp có thẩm quyền chính thức thu hồi thẻ sĩ quan dự bị.

4. Khi sĩ quan dự bị từ trần, y ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc công tác có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại.

Điều 20. Nguyên tắc sắp xếp sĩ quan dự bị vào đơn vị dự bị động viên:

1. Sắp xếp những sĩ quan dự bị có chuyên nghiệp quân sự, chức vụ phù hợp với chức danh biên chế trước, nếu thiếu thì sắp xếp những người có chuyên nghiệp quân sự gần đúng;

2. Sắp xếp sĩ quan dự bị hạng 1 trước, nếu thiếu thì sắp xếp sĩ quan dự bị hạng 2;

3. Sắp xếp sĩ quan dự bị có nơi thường trú hoặc công tác gần nhau vào từng đơn vị dự bị động viên;

4. Việc sắp xếp sĩ quan dự bị cần được điều chỉnh kịp thời trong trường hợp có sự biến động, thay đổi trong đội ngũ sĩ quan dự bị.

Điều 21.

1. Sĩ quan dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên, được kiểm tra sức khỏe đinh kỳ 2 năm một lần; sĩ quan dự bị chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên được kiểm tra sức khỏe khi có nhu cầu động viên; kết quả kiểm tra sức khỏe được lưu vào hồ sơ sĩ quan dự bị.

2. Cơ quan y tế cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra sức khỏe cho sĩ quan dự bị.

Điều 22.

1. Hàng năm cơ quan quân sự cấp huyện tổ chức phúc tra sĩ quan dự bi ít nhất mỗi năm một lần.

2. Việc tổng phúc tra sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 23.

1. y ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo y ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có sĩ quan dự bị tổ chức sinh hoạt sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch dự bị ít nhất mỗi năm một lần, không kể việc tham gia sinh hoạt đơn vị dự bị động viên theo quy định.

2. Nội dung, hình thức, thời gian sinh hoạt sĩ quan dự bị do Bộ Quốc phòng hướng dẫn.

Điều 24.

1. Các Bộ có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác sĩ quan dự bị.

2. Trong quân đội từ cơ quan quân sự cấp huyện trở lên, có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác sĩ quan dự bị.

Điều 25.

1. Hàng quý các cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác có trách nhiệm thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng sĩ quan dự bị với cơ quan quân sự cấp huyện sở tại trước ngày 15 của tháng cuối quý.

2. Cơ quan quân sự các cấp thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về sĩ quan dự bị theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Mục 2. HUẤN LUYỆN SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 28.

1. Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị gồm: huấn luyện chỉ huy quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây gọi chung là huấn luyện).

2. Thời gian huấn luyện cho từng đối tượng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không quá 1 tháng trong 1 năm.

Điều 27.

1. Chỉ tiêu huấn luyện sĩ quan dự bị hàng năm ở các Bộ, tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức phối hợp với các Bộ, các địa phương về thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận sĩ quan dự bị đi huấn luyện.

3. Các Bộ, các địa phương được giao chỉ tiêu huấn luyện có trách nhiệm huy động đủ số lượng, đúng đối tượng, tập trung sĩ quan dự bị đúng thời gian, địa điểm, bàn giao cho các đơn vị dự bị động viên; tiếp nhận sĩ quan dự bị khi hoàn thành khóa huấn luyện về vị trí công tác cũ.

4. Sĩ quan dự bị phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi, chấp hành nghiêm các quy định của quân đội và đơn vị trong thời gian huấn luyện.

5. Đơn vị tổ chức huấn luyện, khi kết thúc đợt huấn luyện phải đánh giá nhận xét từng sĩ quan dự bị và thông báo cho cơ quan quân sự cấp huyện và nơi sĩ quan dự bị công tác.

Điều 28.

1. Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện gọi tập trung huấn luyện đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Tiểu đoàn trưởng đơn vị dự bị động viên trở xuống và sĩ quan dự bị khác có cấp bậc từ Thiếu tá trở xuống.

2. Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh gọi tập trung huấn luyện đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Phó Trung đoàn trưởng đơn vị dự bị động viên trở lên và sĩ quan dự bị khác có cấp bậc từ Trung tá trở lên.

3. Bộ trưởng các Bộ gọi tập trung huấn luyện đối với sĩ quan dự bi thuộc đơn vị dự bị động viên giao cho Bộ tổ chức xây dựng.

Mục 3. CHUYỂN HNG, GIẢI NGẠCH SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 29. Khi sĩ quan dự bị hết tuổi dự bị hạng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan năm 1999, thì cơ quan quân sự cấp huyện làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển sang dự bị hạng 2 và thông báo cho sĩ quan dự bị biết.

Điều 30. Cơ quan quân sự cấp huyện làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị trong các trường hợp sau đây:

1. Sĩ quan dự bị hết tuổi dự bị hạng 2 theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan năm 1999;

2. Sĩ quan dự bị không đủ tiêu chuẩn sĩ quan, không đủ điều kiện sức khỏe gọi vào phục vụ tại ngũ;

3. Sĩ quan dự bị phải thi hành án phạt tù, ra nước ngoài trái phép, ở lại nước ngoài trái phép.

Điều 31.

1. Thẩm quyền quyết định chuyển hạng và giải ngạch đối với sĩ quan dự bị như sau:

a) Tỉnh đội trưởng Thành đội trưởng thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển hạng và giải ngạch sĩ quan dự bị cấp úy;

b) Tư lệnh quân khu quyết định chuyển hạng và giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá;

c) Thẩm quyền quyết định chuyển hạng, giải ngạch sĩ quan dự bị các cấp bậc còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Việc xem xét, quyết định chuyển hạng, giải ngạch sĩ quan dự bị được tiến hành hàng năm do Bộ Quốc phòng hướng dẫn.

Chương IV

BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM CHỨC VỤ, PHONG, THĂNG QUÂN HÀM, GỌI SĨ QUAN DỰ BỊ VÀO PHỤC VỤ TẠI NGŨ HOẶC TĂNG CƯỜNG CHO LỰC LƯỢNG THƯỜNG TRỰC KHI CHƯA ĐẾN MỨC ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ

Mục 1. BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM CHỨC VỤ, PHONG, THĂNG QUÂN HÀM SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 32.

1. Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ theo nhu cầu biên chế của đơn vị dự bị động viên. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định đối với từng chức vụ đảm nhiệm, quá trình công tác, kết quả huấn luyện sĩ quan dự bị để xét bổ nhiệm.

2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan dự bị được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Sĩ quan dự bi hạng 2 đang đảm nhiệm chức vụ đã có sĩ quan dự bị hạng 1 dủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm để thay thế,

b) Khi thay đổi đơn vị dự bị động viên không còn nhu cầu biên chế chức vụ sĩ quan dự bị đang đảm nhiệm;

c) Sĩ quan dự bị không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;

d) Khi sĩ quan dự bị có quyết định giải ngạch thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ.

3. Sĩ quan dự bị vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội, phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng thì bị xử lý kỷ luật giáng chức, cách chức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 33.

1. Sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:

a) Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có trình độ kiến thức năng lực quy định đối với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động;

b) Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên có nhu cầu cấp quân hàm cao hơn cấp quân hàm hiện tại;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan năm 1999.

2. Sĩ quan dự bi có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, nếu được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.

3. Sĩ quan dự bị vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội, phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng thì bị xử lý kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan dự bị theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 34.

1. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị thực hiện như sau:

a) Tỉnh đội trưởng, Thành đội trưởng thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Phó Tiểu đoàn trưởng và tương đương trở xuống, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp úy;

b) Tư lệnh quân khu quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ Tiểu đoàn trưởng đến Trung đoàn trưởng và tương đương, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá;

c) Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phong thăng quân hàm sĩ quan dự bị các chức vụ, cấp bậc còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định;

d) Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm đến chức vụ, cấp bậc nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó.

2. Trước khi quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm, cấp có thẩm quyền quyết định phải lấy ý kiến của cấp úy, chính quyền cấp xã nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị công tác và trao đổi với các đơn vị nhận sĩ quan dự bị.

3. Việc xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bị được tiến hành hàng năm do Bộ Quốc phòng hướng đẫn.

Mục 2. GỌI SĨ QUAN DỰ BỊ VÀO PHỤC VỤ TẠI NGŨ HOẶC TĂNG CƯỜNG CHO LỰC LƯỢNG THƯỜNG TRỰC KHI CHƯA ĐẾN MỨC ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ

Điều 35.

1. Trong thời chiến việc gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ bổ sung cho lực lượng thường trực, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Luật Sĩ quan năm 1999.

2. Trong thời bình, căn cứ vào chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định gọi sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ vào phục vụ tại ngũ; khi hết thời hạn 2 năm thì quyết định thôi phục vụ tại ngũ và tiếp tục phục vụ tại ngạch dự bị. Trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì xét chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ hoặc cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng.

Điều 36. Thẩm quyền gọi sĩ quan dự bị đi làm nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng thường trực khi chưa đến mức động viên cục bộ, thực hiện theo Nghị định sề 25/1998/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1998 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 37.

1. Các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện lệnh gọi sĩ quan dự bị ở cơ quan, đơn vị địa phương mình và bảo đảm mọi điều kiện cho sĩ quan dự bị chấp hành lệnh gọi.

2. Khi nhận được lệnh gọi vào phục vụ tại ngũ hoặc tăng cường cho lực lượng thường trực khi chưa đến mức động viên cục bộ, sĩ quan dự bị phải có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định, mang theo thẻ sĩ quan dự bị.

Chương V

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 38.

1. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 và cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được đài thọ chế độ ăn hàng ngày như học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Lực lượng dự bi động viên (sau đây gọi là Nghị định 39/CP).

2. Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được đài thọ chế độ ăn hàng ngày, được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt như với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, hưởng phụ cấp tiêu vặt hàng tháng cấp Thượng sĩ; nếu bị thương, ốm đau hoặc từ trần thì được hưởng chế độ, chính sách như quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 89/CP và các văn bản pháp luật có liên quan; sinh viên khi tốt nghiệp đại học được tham gia thi tuyển công chức khi có giấy báo dự thi và bảo lưu kết quả trong thời gian đào tạo.

3. Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, được áp dụng chế độ ăn hàng ngày như học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; được hưởng khoản phụ cấp phục vụ trên hạn định (nếu có) ngoài phụ cấp cơ bản theo quy định hiện hành của mỗi cấp.

Điều 39.

1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại Điều 41 Luật Sĩ quan năm 1999; được hưởng một tháng lương theo cấp bậc quân hàm, được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả khi thi tuyển công chức như đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ.

2. Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị ngoài các quyền lợi được hưởng quy định tại khoản 1 Điều này còn được hưởng chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan xuất ngũ.

Điều 40.

1. Sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị quy định tài Điều 25 Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996.

2. Sĩ quan dư bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên nhưng không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp sĩ quan dự bị bằng hệ số 0,3 so với lương tối thiểu.

3. Sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch dự bị nhưng chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm đăng ký, tập trung sinh hoạt, kiểm tra sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bằng hệ số 0,2 so với lương tối thiểu.

Điều 41. Trong thời gian sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng thường trực, tập trung huấn luyện, được hưởng các chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị quy đình tại Điều 28, Điều 24 Nghị định số 39/CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 42.

1. Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, được mang cấp bậc quân hàm đã có, được bổ nhiệm chức vụ theo nhu cầu biên chế và được hưởng mọi quyền lợi như sĩ quan tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm.

2. Sĩ quan dự bị hết hạn phục vụ tại ngũ, nếu không chuyển sang ngạch tại ngũ thì được giải quyết chế độ chính sách như sĩ quan tại ngũ khi thôi phục vụ tại ngũ.

Điều 43.

1. Sĩ quan dự bị trong thời gian phục vụ ở ngạch dự bị, hoàn thành tót nhiệm vụ, khi giải ngạch được xét khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

2. Sĩ quan dự bị từ trần, cơ quan quân sự cấp huyện, xã có trách nhiệm phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị thường trú hoặc công tác và gia đình tổ chức tang lễ theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Chương VI

KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC SĨ QUAN DỰ BỊ

Điều 44. Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng chi cho công tác sĩ quan dự bị, chi theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 39/CP và những nội dung sau:

1. Tổ chức đào tạo sĩ quan dự bị

2. Trả phụ cấp trách nhiệm cho sĩ quan dự bị quy đình tại Điều 40 Nghị định này;

3. Tổ chức đăng ký, quản lý, sinh hoạt, khen thưởng, thăm viếng sĩ quan dự bị; in ấn sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác sĩ quan dự bị

4. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ công tác sĩ quan dự bị, nghiên cứu khoa học và các công tác khác có liên quan đến đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị

Điều 45. Ngân sách nhà nước cấp cho các Bộ chi cho công tác sĩ quan dự bị, chi theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 39/CP và những nội dung sau:

1. Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị;

2. Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác sĩ quan dự bị

Điều 46. Ngân sách quốc phòng của tỉnh, huyện chi cho công tác sĩ quan dự bị, chi theo quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định số 39/CP và những nội dung sau:

1. Trợ cấp cho gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đi đào tạo sĩ quan dự bị;

2. Tuyển chọn công dân đi đào tạo sĩ quan dự bị;

3. Tổ chức khám sức khỏe sĩ quan dự bị;

4. Chi cho các công việc khác có liên quan đến việc đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị.

 

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 47. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và huy động sĩ quan dự bị được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 48.

1. Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc xây dựng và huy động sĩ quan dự bị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bộ xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người thiếu trách nhiệm gây thiệt hại trong xây dựng và huy động sĩ quan dự bị; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định hoặc bao che cho người vi phạm những quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bộ truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 153/HĐBT ngày 08 tháng 9 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 50. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn kiểm tra tổ chức thực hiện Nghị định này.

Điều 51. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1503131721649_133996303594_26.2002.ND.CP.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 05/04/2002
Về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam
Số kí hiệu 26/2002/NĐ-CP Ngày ban hành 21/03/2002
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 05/04/2002
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành An ninh - Quốc phòng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

05/04/2002

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 26/2002/NĐ-CP

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
21/03/2002 Văn bản được ban hành 26/2002/NĐ-CP
05/04/2002 Văn bản có hiệu lực 26/2002/NĐ-CP
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh